-
Khi tuyên bố rút quân hoàn toàn khỏi lãnh thổ Afghanistan (31.8.2021), truyền thông quốc tế đã công kích mạnh mẽ vào sự thất bại ê chề của Mỹ tại chiến trường này. Nhưng xem xét từ góc nhìn chiến lược, việc rút quân của Mỹ là có ý đồ và để lại nhiều cạm bẫy khó lường mà những quốc gia muốn thay thế Mỹ dễ mắc phải. Cơ hội, thách thức luôn song hành và tương lai của Afghanistan cũng như những nước thế chân Mỹ sẽ ra sao, đang là vấn đề thu hút sự chú ý của toàn thế giới.
-
Liên minh Mỹ - Anh - Australia, sự xáo trộn lớn trên bàn cờ chiến lược
-
Chiến thuật của Mỹ trong cạnh tranh chiến lược với Trung Quốc hiện nay
-
Nước Mỹ - “suy, thịnh” một góc nhìn
-
Quan hệ Việt - Mỹ, lịch sử và dự báo giai đoạn J.BIDEN
-
Chiến lược an ninh mới mà Tổng thống Putin ký sắc lệnh ban hành ngày 02/7/2021 là văn bản hoạch định chiến lược cơ bản, xác định lợi ích quốc gia và các ưu tiên chiến lược của Nga; đề ra biện pháp bảo vệ người dân và nhà nước từ các mối đe dọa bên trong và bên ngoài; đặt ra các mục tiêu để tăng cường an ninh quốc gia, đảm bảo phát triển bền vững về lâu dài.
-
Ngày 22-9-2021, tại phiên thảo luận chung cấp cao khoá họp 76 Đại hội đồng Liên hợp quốc với chủ đề: “Cùng vững tin và tự cường - Hướng tới phục hồi sau COVID-19, tái thiết bền vững, bảo vệ hành tinh, thúc đẩy quyền con người và cải tổ Liên hợp quốc”, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc có bài phát biểu quan trọng. Trang Thông tin điện tử Học viện Chính trị Công an nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu:
-
Trong những năm gần đây, Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương nổi lên như một khu vực then chốt trong địa - chính trị thế giới, nơi đan xen lợi ích của tất cả các quốc gia, từ các nước lớn cho đến các nước tầm trung, nước nhỏ, thu hút sự quan tâm đặc biệt của không ít cường quốc, tổ chức quốc tế ở bên ngoài khu vực. Trong bối cảnh đó, Sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Ấn Độ ngày càng được nhiều nước quan tâm do Ấn Độ được xem là một trong những nước lớn có ảnh hưởng sâu rộng trong khu vực.
-
Thời gian đã đủ để cho người ta nhận biết đến hôm nay người dân ở những quốc gia như Libya, Syria, Yemen, Iraq và Afghanistan đã được những gì? Có hay không “tự do, dân chủ, nhân quyền” và cuộc sống hạnh phúc? Câu trả lời là chưa. Cái hiện hữu là sự hoang tàn của chiến tranh, gia tăng những mâu thuẫn và xung đột sắc tộc, tôn giáo, các hoạt động khủng bố với bao đau thương, mất mát, máu và nước mắt...
-
Việt Nam và Cam-pu-chia là hai nước láng giềng, cùng nằm trên bán đảo Đông Dương, thuộc vùng hạ lưu sông Mê Công, đều có nguồn gốc nền văn minh nông nghiệp lúa nước với lịch sử lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Với nhiều điểm tương đồng, hai nước luôn gần gũi, gắn bó, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Bằng quyết tâm và nỗ lực chung của cả hai bên, trong giai đoạn 2011 - 2021, quan hệ hợp tác giữa hai nước đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, tạo đà phát triển về mọi mặt trong giai đoạn mới.
-
Hầu hết các nhà lãnh đạo nhậm chức với tầm nhìn đầy tham vọng cho đất nước hoặc tổ chức của họ, song chỉ một số ít thành công trong việc biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Kinh nghiệm của lãnh đạo Singapore cho thấy, ngoài tài năng, đặc điểm cốt lõi xác định các nhà lãnh đạo thành công với tầm nhìn tham vọng là sức thu hút từ uy tín, kết tinh ở văn hóa cầm quyền, thể hiện trước hết ở sức ảnh hưởng thông qua tính cách với hành vi truyền cảm hứng mẫu mực, bảo đảm họ là một nhà lãnh đạo dẫn đầu bằng tấm gương và hành động. Điều này được đặc biệt coi trọng trong quá trình hình thành và phát triển văn hóa cầm quyền của lãnh đạo Singapore.
-
Ngày 13-4-2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden chính thức tuyên bố Mỹ sẽ rút quân đội khỏi Afghanistan trước ngày 11-9-2021 để kết thúc cuộc chiến tranh kéo dài 20 năm ở quốc gia Trung Á này. Sự kiện này đánh dấu thất bại của Mỹ trong “cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu” do Mỹ phát động sau khi nước này bị tấn công khủng bố ngày 11-9-2001.
-
Tháng 7-2021 là một dấu mốc quan trọng trong quan hệ ASEAN - Trung Quốc, đánh dấu quá trình đối thoại hữu nghị và hợp tác trong 30 năm qua giữa hai bên với những bước tiến và thành tựu đáng ghi nhận. Được định hướng thông qua Tầm nhìn quan hệ đối tác chiến lược đến năm 2030 và thúc đẩy triển khai bằng các Kế hoạch hành động theo các giai đoạn (2010 - 2015, 2016 - 2020, 2021 - 2025), quan hệ ASEAN - Trung Quốc đã và đang phát triển tương đối toàn diện trên tất cả các lĩnh vực hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
-
Trong bối cảnh làn sóng thứ ba của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Đảng Cộng sản Cu-ba (PCC) đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII với chủ đề “Đại hội của sự tiếp nối lịch sử cách mạng”, từ ngày 16 đến 19-4-2021, đúng vào dịp kỷ niệm 60 năm các sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước: Tuyên bố tính chất xã hội chủ nghĩa của cách mạng Cu-ba (ngày 16-4) và Chiến thắng Hi-rôn (ngày 19-4). Đồng chí Mi-ghen Đi-át Ca-nên Bê-mu-đết, Chủ tịch nước Cộng hòa Cu-ba được bầu làm Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII Đảng Cộng sản Cu-ba.
-
Tình trạng khẩn cấp là trạng thái xã hội đang lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân tác động, đe dọa sự sống còn của quốc gia. Việc tuyên bố tình trạng khẩn cấp có khả năng làm gia tăng quyền lực cho các cơ quan nhà nước. Tương ứng với sự gia tăng quyền lực nhà nước là sự hạn chế quyền và lợi ích của con người, của công dân. Trong phạm vi bài viết này, tác giả phân tích pháp luật về tình trạng khẩn cấp của Liên bang Nga và đưa ra các gợi mở cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật về tình trạng khẩn cấp ở Việt Nam.