Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; thông tin tình hình kinh tế xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Ngày 6/12/2024, Học viện Chính trị Công an nhân dân tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Đồng chí PGS.TS, NGƯT, Trung tướng Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị còn có các đồng chí trong Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện cùng toàn thể lãnh đạo, cán bộ, giảng viên Học viện.

Đồng chí PGS.TS, NGƯT, Trung tướng Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện quán triệt tại Hội nghị

Tại hội nghị, đồng chí PGS.TS, NGƯT, Trung tướng Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện truyền đạt các nội dung chính, trọng tâm trong triển khai tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả". Đồng chí nhấn mạnh sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII, nhiều kết quả đáng ghi nhận đã được đạt được trong việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, hướng đến tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Ngay từ khi nghị quyết được ban hành vào năm 2017, các cấp ủy Đảng, chính quyền từ Trung ương đến địa phương đã quán triệt tinh thần nghị quyết, xây dựng kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn. Các ban, ngành, đoàn thể đã tích cực vào cuộc, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể hóa mục tiêu, nhiệm vụ nghị quyết đề ra. Đồng thời, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh nhằm tạo sự đồng thuận trong toàn hệ thống chính trị và nhân dân, đảm bảo quá trình triển khai diễn ra thuận lợi và nhất quán. Kết quả nổi bật thể hiện qua việc tinh giảm nhiều đầu mối ở các cấp bộ ngành và địa phương. Trong đó, nổi bật và đi đầu là Bộ Công an với việc triển khai khẩn trương, quyết liệt, mạnh mẽ ở các cấp trong 2 giai đoạn trong những năm vừa qua và tiếp tục triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới.

Cũng tại Hội nghị, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện đã quán triệt những nét chính tình hình kinh tế xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc, phát triển kinh tế năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế. Đồng chí nhấn mạnh: "Thể chế là nền tảng, là động lực của phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi, chúng ta vẫn đang đối mặt với những điểm nghẽn lớn, từ sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật đến hạn chế trong phân cấp, phân quyền. Tháo gỡ những nút thắt này không chỉ là yêu cầu mà còn là sứ mệnh để thúc đẩy đất nước phát triển bền vững." Trong năm 2024, GDP quý I của nước ta tăng 5,7%, quý II tăng 6,93%, quý III tăng 7,4% và dự kiến GDP năm 2024 của Việt Nam ước đạt xấp xỷ 7% cáo hơn mức chỉ tiêu Quốc hội đã đề ra. Hiện nay,4 nhóm điểm nghẽn chính: Sự chồng chéo trong hệ thống pháp luật và quy định; hạn chế trong phân cấp, phân quyền giữa trung ương và địa phương; quy trình thủ tục hành chính phức tạp, chưa đồng bộ; những bất cập trong thể chế kinh tế, đặc biệt liên quan đến đất đai, đầu tư công, và quản lý tài sản công. Quán triệt các nhóm giải pháp nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, bao gồm:Hoàn thiện hệ thống pháp luật (Rà soát, sửa đổi các quy định chồng chéo, không còn phù hợp với thực tiễn, xây dựng các quy định pháp luật có tính đồng bộ, liên kết giữa các ngành, lĩnh vực); đẩy mạnh phân cấp, phân quyền (Trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các địa phương, đặc biệt trong quản lý tài chính, đầu tư công, và tổ chức nhân sự; thiết lập cơ chế giám sát hiệu quả để đảm bảo minh bạch, trách nhiệm giải trình); Đẩy mạnh cải cách hành chính (tinh giản các thủ tục hành chính, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh; ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, xây dựng chính quyền điện tử minh bạch, hiệu quả); Hoàn thiện thể chế kinh tế (Cải cách pháp lý về đất đai, đầu tư công và quản lý tài sản công để thúc đẩy nguồn lực xã hội; xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Hội nghị lần này được đánh giá là bước khởi đầu quan trọng, tạo tiền đề để Việt Nam giải quyết những nút thắt lớn về thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong những năm tới.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

 

Đậu Tú

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất

Liên kết website