Học viện Chính trị CAND tổ chức chương trình về nguồn, sinh hoạt chính trị đặc biệt tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 75 năm Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu Sáu điều dạy Công an nhân dân (11/3/1948-11/3/2023)

Nhân kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu Sáu điều dạy CAND (11/3/1948-11/3/2023), 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/1948-1/6/2023); hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt của Bộ Công an với chủ đề: "Vinh dự 75 năm làm theo Lời Bác, Công an Việt Nam vì nước, vì dân, quên thân phục vụ"; hướng tới chào mừng kỷ niệm 09 năm Ngày Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Học viện Chính trị CAND (1/3/2014-1/3/2023). Ngày 22/02/2023, Học viện Chính trị CAND tổ chức chương trình về nguồn, sinh hoạt chính trị đặc biệt tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; đồng chí Trung tướng, PGS. TS Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện làm Trưởng đoàn. Tham gia Đoàn có: Đại tá, TS Tống Văn Khuông, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Giám đốc Học viện cùng đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng, tổ chức quần chúng thuộc Học viện.

Đón và tiếp đoàn có đồng chí Đại tá Đỗ Xuân Tiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Phó Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng các đồng chí lãnh đạo các đơn vị Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong không khí thân tình, cởi mở, đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện, thay mặt Đoàn công tác trao đổi với lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích về ý nghĩa quan trọng của chương trình sinh hoạt chính trị đặc biệt của Học viện tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân kỷ niệm 75 năm CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy và 75 năm Ngày truyền thống Xây dựng lực lượng CAND; thông qua hoạt động nhằm giáo dục truyền thống, giáo dục lý tưởng cách mạng, thể hiện sự tri ân và lòng biết ơn vô hạn đối với công lao to lớn của Bác. Đồng chí Giám đốc Học viện khẳng định đây sẽ là một địa chỉ đỏ để Học viện Chính trị CAND thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục lịch sử, giáo dục truyền thống và là nơi để các thế hệ cán bộ, giảng viên, học viên các lớp, khóa học của Học viện được bày tỏ lòng thành kính với Bác, cũng như tổ chức thăm quan, học tập thực tế và tìm hiểu lịch sử. Đồng thời gửi lời cảm ơn đến lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích và các đơn vị chức năng đã đón tiếp và hướng dẫn Đoàn rất trang trọng, chu đáo.

Đồng chí Trung tướng, PGS.TS Phan Xuân Tuy, Bí thư Đảng, Giám đốc Học viện thay mặt Đoàn công tác phát biểu tại buổi sinh hoạt chính trị với lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Thay mặt lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích, Đại tá Đỗ Xuân Tiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Phó Trưởng Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh giới thiệu sơ bộ về nội dung, ý nghĩa các điểm của Khu di tích gắn với thân thế, sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác. Đồng chí cũng gửi lời cảm ơn đến Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện Chính trị CAND đã quan tâm chỉ đạo, định hướng hiệu quả các nội dung trong công tác giáo dục truyền thống, giáo dục chính trị tư tưởng, sinh hoạt chính trị cho cán bộ, học viên tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian qua cũng như nhân dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu Sáu điều dạy CAND và mong muốn Học viện tiếp tục phối hợp để tổ chức tốt hơn nữa hoạt động ý nghĩa này trong thời gian tiếp theo. Cũng nhân dịp Đoàn công tác của Học viện tổ chức hoạt động tại Khu di tích, thay mặt Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí đã gửi tặng Đoàn công tác những món quà kỷ niệm rất ý nghĩa, đó là huy hiệu và đĩa sứ chân dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh, món quà biểu trưng tại Khu di tích.

Đồng chí Đại tá Đỗ Xuân Tiệp, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy, Phó Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Phó Trưởng Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh phát biểu và tặng quà cho Đoàn công tác

Đoàn công tác của Học viện chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tiếp theo nội dung chương trình sinh hoạt chính trị, Đoàn công tác của Học viện đã vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh; thành kính dâng hương tưởng niệm, bày tỏ lòng biết ơn vô hạn và kính trọng sâu sắc đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh - lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta tại Di tích Nhà 67, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh thường họp với Bộ Chính trị, cũng là nơi Người làm việc trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc, nơi Người chữa bệnh và qua đời. Trong bầu không khí thiêng liêng, đồng chí Giám đốc Học viện bày tỏ tình cảm, sự trân trọng và tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh - một tấm gương tiêu biểu, mẫu mực về đạo đức cách mạng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đồng chí Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Học viện cùng Đoàn công tác thành kính dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Di tích Nhà 67

Trong khuôn khổ chương trình, Đoàn thành kính dâng hương tại Di tích Nhà 54, đây là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh từng ở và làm việc trong khoảng thời gian gần 4 năm (từ tháng 12 năm 1954 đến giữa tháng 5 năm 1958). Thăm quan và dâng hương phòng thờ Bác tại Viện 69, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng, đây là lực lượng được giao thực hiện nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng bảo vệ, giữ gìn lâu dài thi hài Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi Bác đã sống, làm việc, dưỡng bệnh và trút hơi thở cuối cùng. Nơi đây đã lưu giữ vẹn nguyên nơi ở, sinh hoạt và làm việc của Bác lúc sinh thời; khi đến đây Đoàn công tác không khỏi xúc động hình ảnh một vị lãnh tụ suốt đời quên mình vì đất nước, nhưng cũng là một vị lãnh tụ có cuộc sống thường nhật hết sức giản dị, gần gũi, thanh cao. Cảm nhận của Đoàn công tác đều có một điểm chung là bày tỏ tấm lòng kính yêu và ngưỡng mộ vị lãnh tụ của dân tộc Việt Nam; đứng trước mỗi kỷ vật giản dị mà thiêng liêng, cảm thấy như vẫn vẹn nguyên hơi ấm của Người.

Với tất cả những ý nghĩa đó, sau ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh đi xa, nơi Người ở và làm việc cùng với các di tích, kỷ vật ở đây đã trở thành những vật chứng quý giá, biểu tượng thiêng liêng về cuộc sống, hoạt động của Người trong 15 năm cuối đời, phản ánh những giá trị cao đẹp nhất của tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.Với những giá trị lịch sử, văn hóa và khoa học đặc biệt của Khu lưu niệm, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định xếp hạng Di tích lịch sử Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch là di tích quốc gia đặc biệt.

Một số hình ảnh hoạt động của Đoàn công tác tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh:

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm tại Di tích Nhà 54, Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

  

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo Viện 69, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng

Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn công tác chụp ảnh lưu niệm cùng Cựu Chiến binh Thành phố Cần Thơ trong quá trình thăm quan và tìm hiểu tại Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương mẫu mực, người anh hùng giải phóng dân tộc của Nhân dân Việt Nam, mà còn là hình ảnh cao đẹp của bạn bè và Nhân dân trên thế giới. Chủ tịch Hồ Chí Minh là vĩ nhân đã in đậm dấu ấn vào lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại. Thời gian càng lùi xa, chúng ta càng nhận rõ tính nhân văn và sự vĩ đại của Người. Tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh sống mãi trong tâm khảm của mỗi người dân Việt Nam, soi đường dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến mọi thắng lợi hôm nay và cả mai sau.

Với ý nghĩa quan trọng của hoạt động sinh hoạt chính trị đặc biệt, đã góp phần nâng cao nhận thức cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên Học viện về nội dung, ý nghĩa thân thế sự nghiệp, cuộc đời hoạt động cách mạng của Người, làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, để mỗi cán bộ, giảng viên, học viên càng thêm thấm nhuần sâu sắc giá trị của Sáu điều Bác dạy. Qua đó, tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động; khơi dậy ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện, góp phần xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng CAND, xây dựng Học viện Chính trị CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

 

 

Trần Bình 

 

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất

Liên kết website