Giới thiệu cuốn sách“Tìm hiểu pháp luật về định danh và xác thực điện tử”

Ngày 05/9/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 59/2022/NĐ-CP về định danh và xác thực điện tử, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/10/2022.  Đây là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng, giúp hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc đăng ký, quản lý, sử dụng tài khoản định danh điện tử; quản lý, cung cấp, thực hiện dịch vụ xác thực điện tử nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ hành chính công, tham gia giao dịch trên môi trường điện tử, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn thông tin.

Để tạo điều kiện cho việc tìm hiểu và nắm vững các quy định về định danh và xác thực điện tử, tổ chức triển khai có hiệu quả Nghị định số 59/2022/NĐ-CP, góp phần vào công tác quản lý nhà nước về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nói chung và thực hiện cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số theo Quyết định số 06/QĐ-TTg, ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an tổ chức biên soạn cuốn sách “Tìm hiểu pháp luật về định danh và xác thực điện tử”. Cuốn sách này do Thiếu tướng PGS.TS. Phạm Công Nguyên, Cục trưởng Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an chủ biên cùng với sự tham gia của các cộng sự công tác tại Cục Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp Bộ Công an.

Cuốn sách là tài liệu tham khảo hữu ích, đáp ứng được yêu cầu học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ về hoạt động định danh và xác thực điện tử của cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân nói chung và cán bộ, chiến sĩ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận đăng ký, cấp, quản lý tài khoản định danh điện tử và tham gia hoạt động xác thực điện tử.

Cuốn sách được Nhà xuất bản Hồng Đức in và phát hành năm 2022, với dung lượng 108 trang, gồm 04 phần:

Phần I: Sự cần thiết ban hành Nghị định.

Phần II: Mục đích, quan điểm chỉ đạo việc xây dựng Nghị định.

Phần III: Thực tiễn phát triển định danh và xác thực điện tử trên thế giới.

Phần IV: Bố cục và nội dung cơ bản của Nghị định.              

Toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên và đông đảo bạn đọc có thể tham khảo cuốn sách “Tìm hiểu pháp luật về định danh và xác thực điện tử” tại Phòng đọc Tổng hợp - Thư viện Học viện Chính trị Công an nhân dân.

                                  Trung tâm Lưu trữ và Thư viện - CLB Truyền thông

Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

Xem nhiều nhất

Liên kết website